Sự sẵn sàng chiến lược của các ứng dụng và cơ sở hạ tầng của nguồn vốn nhân lực là thước đo tốt nhất vé giá trị của nguồn vốn thông tin của tổ chức. Cũng như sự sẵn sàng chiến lược của nguồn vốn nhân sự, sự sẵn sàng chiến lược của nguồn vốn thông tin đo lường mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn thông tin trong tổ chức để hỗ trợ cho chiến lược của doanh nghiệp.
Có nhiều phương pháp đo lường danh mục nguồnvốn thông tin. Cách dề nhất và được sử dụng thường xuyên nhất là một chỉ số đơn giản để xác định tình trạng của mỗi ứng dụng. Cấp độ 1 và 2 là mức bình thường và và dùng cho vận hành thông thường. Cấp 3 và 4 thể hiện các ứng dụng mới đã được xác định và được tài trợ, các hành động đang được triển khai. Năng lực mới chưa xuất hiện, nhưng các chương trình phát triển đã được kích hoạt để thu hẹp khoảng cách. Cấp độ 5 và 6 thế hiện khu vực có vấn đề.
Cần có các ứng dụng để hỗ trợ chiến lược nhưng chưa có hành động cụ thể nào được thực hiện để tạo ra năng lực mới. Các nhà quản lý chịu trách nhiệm đối với chương trình phát triển nguồn vốn thông tin đưa ra các đánh giá chủ quan cho hệ thống đo lường đơn giản. CIO (Chief Iníormatics Officer – Giám đốc công nghệ thông tin) vẫn chịu trách nhiệm cao nhất về tính trung thực của các số liệu báo cáo. Hệ thống đo lường này tập trung vào quy trình phát triển để đảm bảo việc thực hiện các nỗ lực tốt nhất cho sự sẵn sàng chiến lược. Với một báo cáo như thế, các nhà quản lý có thế nhanh chóng xác định mức sẵn sàng chiến lược của nguồn vỏn thông tin cũng như các lĩnh vực cần phải được chú trọng hơn. Báo cáo đó là một công cụ xuất sắc để kiếm soát danh mục các chương trình phát triển nguồn vốn thông tin.
Ở một khía cạnh khác, các bộ phận IT phức tạp sử dụng những cách đánh giá khách quan, định lượng về danh mục ứng dụng của họ. Họ có thể khảo sát người sử dụng vế mức độ hài lòng đổi với mỗi ứng dụng. Họ có thế thực hiện phân tích tài chính để quyết định chí phí vận hành và bảo trì cho mỗi ứng dụng. Một vài người kiểm tra về mặt kỹ thuật để đánh giá chất lượng lập trình, khả năng vận hành, khả năng lưu trữ, và tẩn suất sự cố của từng ứng dụng.
Từ đó, tổ chức có thể xây dựng chiến lược để quản lý danh mục các tài sản về nguồn vốn thông tin hiện có, giống như quản lý danh mục tài sản hữu hình như máy móc hay xe hơi. Cụ thể hơn, các ứng dụng có chi phí bảo trì cao có thể được đơn giản hóa các ứng dụng có chi phí vận hành cao có thể được tối ưu hóa, và các ứng dụng có mức khách hàng không hài lòng cao có thể được thay thế. Phương pháp toàn diện và phức tạp hơn này có hiệu quả rõ rệt trong việc quản lý danh mục ứng dụng đã đưa vào vận hành.
Đọc thêm tại: http://bandochienluoc.blogspot.com/2015/07/cong-nghe-thong-tin-trong-thoi-ai-moi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ban
do chien luoc, tầm nhìn chiến
lược