Nguồn vốn tổ chức

Nguồn vốn tổ chức được định nghĩa là khả năng của tổ chức trong việc huy động và duy trì quá trình thay đổi cần thiết để thực thi chiến lược. Nguồn vốn tổ chức tạo ra khả năng kết hợp để mỗi tài sản vô hình riêng lẻ, nguồn vốn con người hay nguồn vốn thông tin, cũng như các tài sản hữu hình và tài sản tài chính gắn kết với chiến lược. Không chi như thế, nó còn tạo điểu kiện để tất cả các tài sản đó kết hợp và phối hợp chung với nhau nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của tố chức.

Nguồn vốn tổ chức

     Một doanh nghiệp có nguồn vốn tổ chức cao sẽ có sự chia sẻ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và chiến lược. Doanh nghiệp đó tạo ra một văn hóa làm việc xoay quanh chiến lược, và chia sẻ kiến thức từ trên xuống, từ dưới lên, và xuyên suốt tổ chức để mọi người chung tay cùng làm việc theo một định hướng. Ngược lại, một doanh nghiệp với nguồn vốn tổ chức thấp không thành công trông việc truyền thông những mối quan tàm của mình và thiết lập văn hóa mới. Khả năng tạo ra nguồn vốn tổ chức tích cực là một trong những dự báo tốt nhất về khả năng thực thi chiến lược thành công.

    Hầu hết các tổ chức trong dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi về Bản đổ chiến lược và Thẻ điểm cân bẳng xác định từ 3 đến 5 mục tiêu thuộc nguồn vốn tổ chức trong yếu tố học tập và phát triển. Các mục tiêu điển hình gồm: “xây dựng đội ngũ lãnh đạo” “gắn kết lực lượng lao động” “chia sẻ kiến thức” và “tập trung vào khách hàng”. Nhưng việc thiết lập những mục tiêu này thường mang tính cảm tính và không có sự chuẩn bị trước. Các nhà điểu hành không có mô hình chung để tập trung suy nghĩ theo vàn hóa và môi trường của tổ chức, và đặc biệt để gân kết nó với chiến lược.

    Mặc dù thiếu một mô hình như vậy và bất chấp sự đa dạng đáng kể từ những phương pháp riềng lẻ, chúng tôi đã xác định những yếu tố quan trọng được số đông cùng sử dụng. Chúng tồi đã tốnghợp những yếu tố này thành một mô hình mới, tuy vẫn đang mang tính chất thăm dò, để mô tả và đo lường nguồn vốn tổ chức.

Nguồn vốn tổ chức thường được xây dựng dựa trên 4 yếu tố:

1.         Văn hóa: Sự nhận thức và nội bộ hóa sứ mệnh, tấm nhìn và giá trị cổt lõi cẩn đê thực thi chiến lược.

2.         Khả năng lãnh đạo: Sự sẵn có các nhà lãnh đạo có phấm chất đạt yêu cầu ở mọi cấp độ để hỗ trợ tổ chức hướng theo chiến lược.

3.         Sự gắn kết: Các mục tiêu và nỗ lực của cá nhân, đội nhóm, phòng ban được kết nối với việc thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của tố chức.

4.         Tinh thẩn tập thể: Kiến thức vé tiểm năng chiến lược được chia sẻ trên khắp tổ chức.