Chiến lược áp dụng sản xuất linh hoạt

      Chiến lược áp dụng sản xuất linh hoạt trong phần đẩu của quy trình ráp khuôn đòi hỏi một loạt các năng lực mời. Như các gạch đầu dòng trong ô thứ 2 của hình 8-8, quy trình này có tám đặc tính hoạt động khác nhau (được gọi là các đơn vị) để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.        Ví dụ, một đơn vị có thể cần sử dụng thiết bị hàn, một thùng a xít một máy X-quang và một con dao nóng, trong khi một đơn vị khác lại cắn máy dập khuôn, thước đo, máy hàn và máy X-quang. Đơn vị đơn giản nhất đòi hỏi mười một hoạt động khác nhau, trong khi đơn vị phức tạp nhất đòi hỏi hai mươi bảy hoạt động. Bằng việc sử dụng một kỹ thuật sản xuất kiểu Nhật gọi là ‘Đào tạo trong ngành (Training Within Industry – TWl), những chuyên gia giàu kinh nghiệm của GS đã phát triển các danh mục năng lực và hoạt đông cho từng đơn vị, và tóm tắt lại trong mầu đào tạo TWI. Tất cả ba mươi nhân viên lắp ráp hiện nay sẽ thông thạo các hoạt động cần thiết cho mỗi đơn vị. Mẫu TW1 hướng dẫn việc dào tạo và đánh giá các nhân viên này. Ô số 3 trong hình mô tả thang điểm năm mức độ để đo lường sự sẵn sàng chiến lược của nhân viên lắp ráp.

Chiến lược áp dụng sản xuất linh hoạt

      Các nhân viên giám sát, kiểm soát chất lượng và/hoặc người huấn luyện dùng mẫu TW1 để đánh giá từng nhân viên lắp ráp hàng tháng và hàng quý Mục tiêu của họ là đưa nhân viên lắp ráp lên mức 3 (“đang đào tạo”) sớm nhất có thể và sau đó nhanh chóng lên mức 4 (“đạt tiêu chuẩn theo đơn vị”).
      GS xây dựng thước đo sự sẵn sàng chiến lược bằng tổng điểm đánh giá của từng nhân viên lắp ráp tại mỗi đơn vị:
        Mức độ sẵn sàng = £ [điểm cá nhân) cho mỗi lắp ráp viên và mỗi đơn vị) ]
      Như trong báo cáo sự sẵn sàng của nguồn nhân lực, mức độ sẵn sàng là 400 mức trung bình là 1,6/người/đơn vị khi chương trình được triển khai vào năm 2001. Mức này chỉ bằng 40% mục tiêu ở giai đoạn 2.
       Một năm sau đó, mức sẵn sàng tăng lên đến 810, mức trung bình là 3,3 và đạt 84% mục tiêu ở giai đoạn 2. Paul Smith, giám đốc nhân sự GS, cho rằng chương trình TWI đã tạo nên tóc độ tăng năng lực. Smith khẳng định GS là công ty Mỹ đầu tiên sử dụng thành công chương trình TWI của Nhật Bản. Ông ước tính chương trình TWI đã tiết kiệm được một nửa thời gian để đạt mức sẵn sàng chiến lược. Tỷ lệ sản xuất lại sản phẩm đã giảm 76% trong giai đoạn này và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế đáng kể.